Nhựa Sinh Học Lúa Mạch ( Lúa Mì) Thân Thiện Với Môi Trường

Thị trường nhựa thế giới tăng trưởng trên 5% mỗi năm, sử dụng khoảng 200 triệu tấn/năm. Ở Việt Nam sử dụng nửa triệu tấn, các nước công nghiệp sử dụng nhiều nhất, riêng nước Đức tới 14 triệu tấn nhựa mỗi năm. Cùng với lượng nhựa tái chế ở các cơ sở nhỏ và vừa, làm cho số lượng sản phẩm nhựa ngày càng tăng mạnh. Nhựa không phân hủy có thời đã là “niềm tự hào” của người sản xuất và tiêu dùng. Cách đây gần 30 năm, ở nước ta, người tiêu dùng rất thích sản phẩm từ nhựa, từng có người bán dạo các chai, túi nhựa đã qua sử dụng…đến khi nhìn thấy đàn gia súc kiếm ăn trong bãi rác túi ni lon, và các hộp nhựa tái chế đựng suất ăn, thì sự hoảng sợ đã rập rình… làm vơi sợ hãi đó, nhiều nhà khoa học đau đấu kiếm tìm công nghệ mới, các nhà môi trường tất bật vận động chống lại tác hại của sản phẩm nhựa, cùng nhau tìm về sản phẩm nhanh phân hủy sinh học. Các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp hữu ích đó là nghiên cứu và sản xuất ra nguyên liệu nhựa sinh học, đó là giảm dần hàm lượng sử dụng nhựa thông thường (PE, PP…)  và độn thêm vào đó là một loại chất độn có nguồn gốc từ tinh bột: bột sắn, lúa mì, khoai,……….. Tiêu biểu là các sản phẩm làm từ nhựa sinh học lúa mạch.

Nhựa Sinh Học Lúa Mạch ( Lúa Mì) Thân Thiện Với Môi Trường 1

Quá trình phân hủy sinh học (Bio-degradable process):

  • Là quá trình nhựa bị phân hủy nhờ vào enzim của vi sinh vật tiết ra giúp phân huỷ phân tử polyplastic thành CO2 và H2O. Quá trình này đòi hỏi thời gian rất lâu, để tăng thời gian và hiệu quả phản ứng của enzim người ta bổ sung vào một số phụ gia có hoạt tính sinh học để tạo ra các sản phẩm tự nhiên như H2O + CO2 và sinh khối trong một khoảng thời gian hợp lý, ví dụ như túi nhựa phân hủy sinh học có thể phân hủy gần như hoàn toàn sau có thể từ 3 đến 6 tháng.
  • Thời gian cần thiết để phân hủy hoàn toàn phụ thuộc vào chất liệu, điều kiện môi trường như nhiệt độ,

Nhựa sinh học lúa mạch là gì?

  • Lúa mạch hay còn gọi là lúa mì, lúa miến, tiểu mạch, tên khoa học: Triticum spp: là cây lương thực, thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau bắp và lúa gạo trong số các loài cây lương thực.

Nhựa sinh học lúa mạch ( lúa mì) là loại nhựa được tạo nên từ sự kết hợp của nhựa PP và thân cây lúa mạch (lúa mì). Nhựa PP là loại nhựa có độ bền cơ học rất cao khác hẳn với nhựa dẻo PE. Nhựa PP chính là chất liệu cơ bản của túi vải không dệt – loại túi vải thân thiện đang gây sốt trên thị trường quà tặng và thời trang hiện nay. Đặc tính của nhựa PP là trong suốt, độ bóng bề mặt cao nên cho khả năng in ấn cao, nét in rõ, cực kì phù hợp để thể hiện logo công ty trên thân sản phẩm. PP không màu, không mùi, cũng không độc hại, chịu được nhiệt độ trên 100 độ C của lò vi sóng, do vậy hầu như tất cả các sản phẩm hộp đựng đồ ăn uống đều được chế tác bằng chất liệu này. Việc kết hợp nhằm giảm thiểu thành phần dầu mỏ, tăng khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm, hạn chế sự ô nhiễm từ rác thải nhựa không phân hủy.

Nhựa sinh học lúa mạch là một giải pháp khả thi có thể cho phép tạo ra các loại vật liệu bao bì thân thiện với môi trường. Đó là giảm dần hàm lượng sử dụng nhựa thông thường (PE, PP…)  và độn thêm vào đó là một loại chất độn có nguồn gốc từ thân cây lúa cùng kết hợp với một phần các loại polymer có khả năng tự phân hủy sinh học. Đây là một giải pháp thực sự khả thi, trong điều kiện hiện tại trong nước, với ưu điểm là quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, tính chất sản phẩm tạo thành có thể chấp nhận và đặc biệt là giá thành sản xuất sản phẩm chỉ có thể rẻ hơn hoặc bằng so với loại bao bì thông thường hiện nay. Thuận lợi của loại vật liệu bao bì mới này là có chứa hàm lượng chất độn phân hủy sinh học cao (>35%) sẽ có khả năng thứ nhất là làm giảm giá thành sản phẩm (so với loại bao bì làm từ 100% hạt nhựa PE) và giảm dần sự phụ thuộc của ngành nhựa vào các loại hat nhựa này, vốn là nguồn tài nguyên khai thác từ dầu mỏ đang cạn kiệt dần; Thuận lợi thứ hai là vật liệu này cũng sẽ có khả năng gây kích thích phân rã sinh học nhanh (từ hàng trăm năm xuống còn một vài năm) cho hạt nhựa (PE, PP…) khi tồn tại chung với các loại chất độn thực vật này, và nhất là khi được chôn trong môi trường đất tự nhiên. Và nếu như các sản phẩm này được xử lý bằng các phương pháp đốt rác thải thì qua tính toán, cho thấy hàm lượng khí thải CO2 thải ra giảm đi gần 30% so với lượng khí thải ra từ sản phẩm truyền thống.

Nhựa Sinh Học Lúa Mạch ( Lúa Mì) Thân Thiện Với Môi Trường 2

Quá trình phân hủy của nhựa sinh học lúa mì

Những đặc điểm của nhựa sinh học lúa mạch:

– Chịu được nhiệt độ cao lên tới 120 độ C,

– Không sản sinh ra các chất độc hại khi đựng thức ăn nóng, hoặc tráng trần qua nước sôi, hơn nữa còn có các thành phần than hoạt tính ngăn chặn sự sinh sôi và xâm nhập của vi khuẩn.

– Tiết kiệm thời gian khi có thể bỏ qua bước tráng qua hay là nhúng qua nước sôi như các loại bát thông thường, chỉ cần rửa và để nơi thoáng mát

– Dùng được trong lò vi sóng, máy rửa chén bát

– Không chứa BPA (một chất gây ung thư)

– Kiểu dáng , mẫu mã đẹp và năng động.

Ứng dụng: nhựa sinh học luá mạch chủ yếu đươc dùng để sản xuất các bộ đồ dùng nhà bếp: chén, tô, muỗng, nĩa, ly,……..

san pham tu nhua sinh hoc lua mi

Sản phẩm làm từ nhựa sinh học lúa mì

Lợi ích của nhựa sinh học lúa mạch

  • Thân thiện môi trường: Sản phẩm có khả năng phân huỷ trong thời gian ngắn dưới tác động vi sinh vật và độ ẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây nên.
  • An toàn khi sử dụng: Sản phẩm không chứa bất kỳ thành phần độc hại hay kim loại nặng nào.
  • Có thể tái chế được: Có khả năng tài chế sau khi sử dụng, tương tự nguyên liệu nhựa truyền thống.
  • Dễ dàng bảo quản: Sản phẩm chỉ phân huỷ khi được chôn vào môi trường đất, dưới tác động của độ ẩm và các vi sinh vật, không giảm cấp trong quá trình sử dụng và lưu kho.
  • Giá cả ổn định hơn: Các dòng sản phẩm là sự kết hợp nguyên liệu tái tạo với chi phí thấp, giảm thiểu lượng nhựa dầu mỏ. Do đó hiệu quả hơn về giá cả và chi phí sản xuất.
  • Sự phối trộn nguồn sinh học vào nguyên liệu nhựa bắt nguồn từ dầu mỏ sẽ giảm sử dụng nguyên liệu nhựa bắt nguồn từ dầu mỏ. Giảm được tối thiểu 30% nguồn nguyên liệu sử dụng là polymer bắt nguồn từ dầu mỏ, và thay bằng 30% thành phần sinh học như tinh bột. Sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và không chứa các thành phần độc tố hoặc hàm lượng kim loại, kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm, gần 8 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra các đại dương, thậm chí sẽ còn vượt qua cả sản lượng cá (theo ước tính đến năm 2050), giết chết nhiều loài sinh vật biển, phá hủy các rạn san hô và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã, đang và sẽ trở thành sự quan tâm lớn với toàn nhân loại hiện nay. Điều này ảnh hưởng tiêu cực do làm tan băng trên hai cực của trái đất dẫn đến nguy cơ bị nhấn chìm của một số lục địa, môi trường sinh thái đang bị biến đổi, nhiều loài động thực vật chịu nguy cơ tuyệt chủng nhiều hơn, và sức khỏe con người cũng đang dần bị đe dọa. Trong số các nỗ lực nhằm ngăn chặn thảm họa, nhiều chính phủ đã quy định cấm hoàn toàn một số loại nhựa. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi các cách tiếp cận đa hướng, vì thế loại nhựa sinh học có thể được xem là một giải pháp đầy tiềm năng.

Quan điểm phát triển ngành nhựa Việt Nam là phải đạt hiệu quả cao và bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường. Chất thải phải được quản lý và xử lý nghiêm ngặt, theo quy định của pháp luật trước khi thải ra môi trường. Công nghệ sản xuất phải đạt trình độ tiên tiến, đồng bộ và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất nhằm giảm chất thải và nguyên nhiên liệu tiêu thụ. Do đó việc nghiên cứu sử dụng nhựa sinh học, hỗn hợp nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm nhựa để tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm hiện đang là mối quan tâm của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sẽ thể hiện tinh thần thông thái, sống xanh, bảo vệ môi trường và thực hiện phát triển bền vững từ những chi tiết tỉ mỉ, nhỏ bé nhất. Có ý thức và hành động cụ thể giảm thiểu vấn nạn rác thải nhựa, nhựa sinh học lúa mạch đóng góp cho cuộc sống trong lành, phát triển bền vững.

Ngoài nhựa sinh học lúa mạch, các nhà khoa học còn nghiên cứu và sản xuất ra nhựa sinh học từ tảo biển (có giá thành rẻ và dễ sinh trưởng), cây mía, mỡ cá, nhựa tự phân hủy ngắn ngày……. Dự đoán trong tương lai, ngành nhựa sinh học sẽ là giải pháp giúp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bình luận

Jeosesy

Jeosesy - 10/20/2022 21:12:57

1, cyclical Cushing s, well differentiated sources of ectopic ACTH, such as carcinoid, and vanishingly rare causes of Cushing s syndrome associated with food intake or ectopic CRH production Box 4 how much lasix can you take

abodialap

abodialap - 05/22/2022 12:09:07

https://newfasttadalafil.com/ - Cialis cialis trail brand cialis online Tamagra Cialis Qui Fonctionnent https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Private Prescription For Ciprofoxacin Gafzix

Viết bình luận

Video mới